NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢNCỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ

Thứ ba - 07/09/2021 23:47 345 0
Luật phòng, chống ma tuý được Quộc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000 và được sửa đổi bổ sung một số điều tại luật số 16/2008/QH12, ngày 03/6/2008 và có hiệu lực ngày 01/01/2009. Sửa đổi bổ sung 15 điều, trong đó bổ sung 6 điều mới (đ26a,32a, 34a, 38a, 38b và 42a) sửa đổi bổ sung 8 điều và sửa đổi khoản 1 điều 40 , bãi bỏ điều 44 .
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢNCỦA  LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ
Trong bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 giành 01 chương XX, với 13 điều từ điều 247 đến điều 259 quy định về các tội phạm vể trồng, sản xuất, mua, bán, tàng trữ, sử dụng ma túy hoặc tổ chức các hoạt động trên. Có khung hình phạt thấp nhất là 6 tháng tù, cho đến tù chung  thân hoặc tử hình. Phạt tiền từ 5.000.000đ đến 500.000.000 đồng và có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Nội dung " phòng" được thể hiện tập trung vào việc:
- Huy động rộng rãi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức, nhà trường, quần chúng nhân dân tham gia phòng, ngừa tệ nạn ma tuý; tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma tuý.
- Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động này vào mục đích trái pháp luật.
- Tổ chức, quản lý cai nghiện ma tuý; giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện; phòng, chống tái nghiện.
Nội dung " chống" được thể hiện tập trung vào việc:
- Huy động rộng rãi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia đấu tranh chống tệ nạn ma tuý, nhất là việc phát hiện tố giác, đấu tranh với tệ nạn này.
- Phát hiện, đấu tranh  ngăn chặn các tội phạm về ma tuý và các hành vi trái phép khác về ma túy.
- Xử lý các vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý.
Về phạm vi điều chỉnh của Luật phòng, chống ma tuý.
Điều 1 của Luật xác định rõ: Luật này quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma tuý".
Nội dung cơ bản của Luật phòng, chống ma tuý
Luật phòng, chống ma tuý gồm 8 Chương, 56 điều:
Chương 1. Những quy định chung ( gồm 5 điều từ Điều 1 đến Điều 5)
Chương 1 quy định phạm vi điều chỉnh của Luật, những hành vi liên quan đến ma tuý bị nghiêm cấm và các nội dung mang tính nguyên tắc trong đấu tranh phòng, chống ma tuý.
Những hành vi bị cấm
Điều 3
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Trồng cây có chứa chất ma tuý;
2. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
3. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý;
4. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma tuý;
5. Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội về ma tuý mà có;
6. Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma tuý;
7. Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng, chống ma tuý;
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý;
9. Các hành vi trái phép khác về ma tuý.
Vấn đề cấm trồng cây có chứa chất ma tuý ( Điều 3) thể hiện quan điểm cấm tuyệt đối việc trồng cây có chứa chất ma tuý, kể cả việc trồng cây phục vụ cho mục đích y tế hay nghiên cứu khoa học, vì những lý do sau đây:
Một là,  điều 247, Bộ luật hình sự năm 2015 đã có quy định coi việc trồng cây có chứa chất ma tuý là tội phạm. (có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm và phạt tiền đến 50.000.000 đồng .)
Hai là, nhu cầu sử dụng chất ma tuý cho mục đích y tế, nghiên cứu khoa học khi cần thiết thì có thể nhập khẩu theo chế độ cho phép.
Ba là, việc cho phép trồng cây có chứa chất ma tuý hạn chế sẽ dẫn đến việc rất khó kiểm soát và ngăn ngừa những hành vi vi phạm trong thu hoạch, vận chuyển, điều chế nguyên liệu từ cây có chứa chất ma tuý.
 Chương 2. Trách nhiệm phòng, chống ma tuý ( gồm 9 điều từ Điều 6 đến Điều 14)
Chương 2 quy định về trách nhiệm phòng, chống ma tuý của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức; chế độ, chính sách và việc bảo vệ đối với các chủ thể đó khi tham gia phòng, chống ma tuý.
Về trách nhiệm của gia đình: Luật quy định gia đình là một chủ thể có những trách nhiệm nhất định như giáo dục, quản lý chặt chẽ, đấu tranh ngăn chặn thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma tuý; Đóng góp một phần kinh phí cho việc cai nghiện của các thành viên trong gia đình mình.
 Chương 3. Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý ( gồm 10  điều từ Điều 15 đến Điều 24)
Chương 3 quy định kiểm soát chặt chẽ đối với việc nghiên cứu, giám định, phù hợp với yêu cầu của 3 Công ước của Liên hiệp quốc về phòng, chống ma tuý năm 1961, năm 1971 và năm 1998.
Vì vậy, Luật phòng, chống ma tuý quy định theo hướng:
- Bộ Y tế có thẩm quyền kiểm soát chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học.
- Bộ Công nghiệp có thẩm quyền kiểm soát chất ma tuý, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực sản xuất.
- Bộ Công an có thẩm quyền kiểm soát chất ma tuý, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý.
 Chương 4. Cai nghiện ma tuý ( gồm 11  điều từ Điều 25 đến Điều 35)
Quy định về công tác cai nghiện ma tuý theo tinh thần:
 Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tự nguyện cai nghiện ma tuý; áp dụng chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma tuý; tổ chức các cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc và khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện các hình thức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng; Chương này cũng quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức, chính quyền các cấp trong việc phát hiện, quản lý và tổ chức cai nghiện cho người nghiện ma tuý theo các hình thức cai nghiện khác nhau, cũng như trong việc giúp đỡ người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng, phòng, chống tái nghiện.
Về thời gian cai nghiện bắt buộc tại Điều 28 quy định thời gian cai nghiện bắt buộc là từ một năm đến hai năm. Việc điều trị này phải có thời gian dài mới có hiệu quả và phải trải qua các giai đoạn:
- Cắt cơn giải độc, điều trị các bệnh phối hợp:  03 tháng
- Điều trị phục hồi tâm lý, sức khoẻ : 09 tháng
- Lao động trị liệu, học nghề, chuẩn bị hoà nhập cộng đồng, chống tái nghiện: 12 tháng
Thực tế cho thấy, nếu cai nghiện ở trung tâm cai nghiện trong thời gian 03 tháng hoặc 06 tháng thì chỉ mới giúp đối tượng cai nghiện cắt cơn nghiện, chưa đủ thời gian để thực hiện các giai đoạn phục hồi tiếp theo. Vì vậy, tỷ lệ tái nghiện thường rất cao. Qua nghiên cứu, tham khảo pháp luật và kinh nghiệm của các nước thì thời gian cai nghiện để đảm bảo hiệu quả thường từ hai năm đến năm năm.
 Chương 8. Điều khoản thi hành ( Điều 55 và Điều 56)
Xác định hiệu lực thi hành của Luật từ ngày 01 tháng 6 năm 2001, luật đã được sửa đổi bổ sung một số điều tại luật số 16/2008/QH12, ngày 03/6/2008 và có hiệu lực ngày 01/01/2009.
Trong bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 giành 01 chương XX, với 13 điều từ điều 247 đến điều 259 quy định về các tội phạm vể trồng, sản xuất, mua, bán, tàng trữ, sử dụng ma túy hoặc tổ chức các hoạt động trên. Có khung hình phạt thấp nhất là 6 tháng tù, cho đến tù chung thân hoặc tử hình. Phạt tiền từ 5.000.000đ đến 500.000.000 đồng và có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Quyến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây